KHÁM PHỤ KHOA NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT TRƯỚC

Ngày nay có nhiều tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn gái, thế nên việc đến phòng khám phụ khoa để khám và phát hiện những dấu hiệu bất thường là điều rất cân thiết. Việc khám phụ khoa định kỳ rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của mỗi bạn gái. Dù đó là việc biết rồi khổ lắm nói mãi thì nhiều bạn gái vẫn không thể bước chân đến phòng khám phụ khoa:Image

1. Thà chia sẻ với mấy đứa bạn chấy rận để tìm ra giải pháp còn hơn là bước chân đến đó.?

Nếu đã có chồng thì việc đến phòng khám phụ khoa là điều đương nhiên và nên làm, nhưng tớ mới 20 tuổi… Bạn bè tớ cũng chẳng mấy ai đến phòng khám phụ khoa cả. Lơ ngơ đến phòng khám phụ khoa, mọi người lại chỉ trỏ, nghĩ: “chắc con bé này có thai; chắc con bé sống chung với người yêu, có vấn đề mới tới đây giải quyết”…

Không may mà bị đứa nào cùng lớp, hay cùng trường “bắt quả tang”, thì ôi thôi, tớ chỉ còn nước bỏ học. Thà chia sẻ với mấy đứa bạn chấy rận để tìm ra giải pháp còn hơn là bước chân đến đó. Mà nghe đâu nếu khám phụ khoa sẽ phải “khoả thân” trước mặt bác sĩ nữa. Eo ôi, nếu là anh bác sĩ thì… Hic, hic. Làm sao tớ đủ can đảm thoát y đây?

Và sự thật là…

Ôi, ôi, bạn lạc hậu quá rồi. Thời đại nào rồi mà bạn vẫn khư khư đem lý do “sợ mọi người” đánh giá ra để khước từ việc đi khám phụ khoa thế? Nhờ có truyền thông, tuyên truyền mà giờ đây hầu hết mọi người đều biết rằng viêm nhiễm vùng kín chẳng liên quan gì đến quan hệ tình dục cả. Bệnh phụ khoa có thể tấn công bất kì ai trong bất kì độ tuổi nào, nên đừng vì lý do vẩn vơ này mà hạn chế cơ hội tiếp cận với các dịch vụ này của bản thân, bạn nhé!

Hơn nữa, chân lý đôi khi không phụ thuộc về số đông và nếu chần chừ, bạn sẽ là người chịu thiệt thòi. Buôn với bạn bè, đọc sách vở về vấn đề tế nhị là tốt nhưng nhờ chuyên gia chẩn đoán và hỗ trợ chữa trị nếu có vấn đề tốt hàng vạn lần những cuộc tranh luận với bạn bè phải không bạn?

Còn điều này nữa nhé, nếu bạn ngại ngùng khi “thoát y” trước mặt bác sĩ nam, bạn hoàn toàn có thể đề nghị được bác sĩ nữ thăm khám. Và hãy coi các bác sĩ nữ như mẹ của mình để tâm lý được thoải mái bạn nhé.Image

2. Bạn sợ bác sĩ và các dụng cụ ở đó lắm?

Bạn sợ bệnh viện, sợ mùi thuốc và sợ cả bác sĩ nữa. Những câu nói của bác sĩ: “Nào! nằm xuống, cởi quần áo ra… làm gì mà lâu thế…? Đã có bạn trai chưa, có quan hệ tình dục lần nào chưa? Không nói thì lát nữa khám cũng biết ngay, không được giấu…” làm bạn sợ toát cả mồ hôi.

Đấy là chưa kể việc bác sĩ sẽ dùng cả mỏ vịt để đưa vào chỗ kín của tớ nữa chứ. Như thế, màng trinh của tớ làm sao còn có thể còn nguyên vẹn được nữa?

Và sự thật là…

Chuyện các bác sĩ mắng mỏ, doạ nạt bệnh nhân đã “xưa rồi diễm ơi”. Thời buổi kinh tế thị trường, phòng khám nào chẳng muốn giành khách cho mình, nên bao giờ bạn cũng được các bác sĩ tận tình thăm hỏi và tư vấn những vấn đề liên quan để bạn quyết định. Nên nhớ, sự thoải mái, tin cậy của khách hàng chính là tiêu chí làm việc hướng đến của các phòng khám.

Cũng đừng quá lo lắng cho số phận của “màng trinh” vì nếu đã quan hệ tình dục rồi thì bác sĩ mới dùng mỏ vịt thăm khám, còn chưa, bác sĩ chỉ chẩn đoán qua hiện trạng (khí hư) và các biểu hiện khác thôi. Trong trường hợp bất thường như vùng kín của khối u, các bác sĩ sẽ khám qua đường hậu môn. Với người chưa có quan hệ tình dục thì không bao giờ bác sĩ can thiệp bằng mỏ vịt bạn ạ.Image

3. Các phòng khám phụ khoa đều không đạt chất lượng?

Có bạn nói rằng các phòng khám phụ khoa ở nước ta đều chưa đạt chuẩn chất lượng?. Dụng cụ thăm khám không được vô trùng cặn kẽ nên có khi sẽ bị nhiễm bệnh thêm nếu đi khám?.

Đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện thì ít mà tỷ lệ xếp sổ ngồi chờ thì nhiều. Ra phòng khám tư nhân lại gặp đội ngũ y bác sĩ trình độ thấp. Người trẻ thì học trung cấp ra ít chuyên môn, người lại già đã nghỉ hưu được các phòng khám mời về lấy danh tiếng. Nếu muốn gặp bác sĩ chuyên khoa thì cũng phải đợi dài cổ và theo giờ nhất định. Ai mà ngồi chờ được!

Và sự thật là…

Hiện tại khi đi khám phụ khoa thì bạn có thể yên tâm đã có Mỏ vịt thăm khám làm bằng nhựa nguyên sinh, không chứa tạp chất độc hại, đã tiệt trùng, chỉ sử dụng 1 lần, do đó ngăn ngừa được sự lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, HIV, lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm sinh dục,…Mỏ vịt thăm khám có độ trơn láng cao, độ dẻo lớn, không gây trầy xước niêm mạc hoặc gãy vỡ dụng cụ trong quá trình khám bệnh.13

Nhựa PP trong mỏ vịt MPV dẫn nhiệt kém, không gây sốc do lạnh ở bệnh nhân. Đặc biệt, chi phí cho một lần sử dụng cũng rất hợp lý, các chị em khi đi khám phụ khoa nên yêu cầu được sử dụng mỏ vịt MPV tránh cho những hậu quả lây nhiễm đáng tiếc và cũng có thể mua ngoài tiệm bán dụng cụ y tế để mang dự phòng.

Bất kể các dụng cụ khám nào trước khi khám cũng được vô trùng tuyệt đối. Đó là điều bắt buộc nên bạn không phải băn khoăn gì về điều đó nhé. Các phòng khám phụ khoa thành lập đều phải đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa.

Một số phòng khám phụ khoa mời các y bác sĩ đã nghỉ hưu để tận dụng nguồn nhân lực vì các bác sĩ này đã có tiếng trong các bệnh viện, nhưng con số này cũng rất ít.

Phần đông các phòng khám chuyên khoa này đều có 2, 3 bác sĩ chuyên khoa chính và các bác sĩ, y sĩ, y tá có kinh nghiệm. Vì thế, không nên đánh đồng tất cả với một số phòng khám “rởm ”

4. Tiền- có là bước cản của bạn?
Đến phòng khám phụ khoa là một việc xa xỉ với học sinh, sinh viên như chúng ta. Tiền khám, tiền mua thuốc và tiền điều trị cứ thế phát sinh làm tớ chóng cả mặt. Đã đến phòng khám thì trong túi cũng phải dư giả tiền triệu chứ đúng không?

Và sự thật là…

Một lần khám phụ khoa là khám tổng thể âm hộ, âm đạo, phần phụ (vòi trứng và buồng trứng) và ngực. Nếu khám trong bệnh viện, thì lệ phí dao động từ 20 – 30 nghìn đồng/ lần/ người, phòng khám tư là 50-60 nghìn đồng/lần/ người.

Trong quá trình khám, phát hiện khối u bất thường hay phải làm xét nghiệm soi tươi, làm xét nghiệm tế bào nếu nghi có khối u buồng trứng thì bạn mới phải mua hoá đơn để làm tiếp. Nhưng trung bình không vượt quá 300 nghìn/ người cho một lần khám đâu bạn ạ.

Còn việc mua thuốc chữa trị hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn của bạn. Thuốc ngoại thì mới đắt, chứ thuốc nội với tác dụng tương tự thì vẫn nằm trong khả năng chi trả của chúng ta mà!

“MỘT HÀNH ĐỘNG NHỎ, NGĂN NGỪA NHIỀU NGUY CƠ LỚN”

Tóm lại, những bệnh liên quan đến bệnh phụ khoa thường rất khó phát hiện, lại dễ “tái xuất giang hồ” nên bạn nhớ phải đi khám đinh kỳ đấy! Trong trường hợp thấy có dấu hiệu bất thường như đau rát, ngứa, xuất hiện dịch vàng có mùi khó chịu ở vùng kín hay đau ra máu sau khi làm “chuyện ấy” bạn nên đến phòng khám phụ khoa ngay nhé! Đừng chần chừ mà ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này, bạn nhé!

Theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến thì, mỗi năm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đến phòng khám phụ khoa 1, 2 lần. Chúng ta cũng nên đi khám tổng quát chỉ số chiều cao, cân nặng, nhịp tim, ngực, da mặt, tai, máu, nước tiểu, phần tiểu khung, bộ phận sinh dục ít nhất 5 năm/ lần cho đến 45 tuổi.

Các bệnh phụ khoa thường gặp là viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, mụn rộp sinh dục… Chúng ta nên đến các phòng khám phụ khoa ở bệnh viện hay ở các phòng khám tư mỗi năm 1 lần cho người từ 18 tuổi trở lên.

BsNGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUỲNH  http://phukhoa.edu.vn

Tâm lí bạn gái trẻ khi mắc bệnh phụ khoa

 

Bệnh phụ khoa vốn dĩ đã là bệnh khó nói. Đặc biệt với những bạn gái trẻ khi mắc bệnh phụ khoa thì điều này không chỉ gây hoang mang nơi chính bản thân người bệnh mà việc đi khám bệnh còn là nỗi ám ảnh với họ. Đâu là hững lí do khiến các bạn gái trẻ thường e ngại và giấu bệnh đến khi bệnh nặng mới chịu đi khám. Và chúng ta sẽ khắc phục vấn đề tâm lí này ra sao?

phukhoa.edu.vn

Ngại ngùng

Đây là lí do hàng đầu khi các bạn gái trẻ không muốn tới bệnh viện để thăm khám. Nhiều khi gặp bác sỹ phụ khoa là nam thì lại làm cho tâm lí căng thẳng hơn.

Trước khi đi khám phụ khoa bạn thường tưởng tượng ra nhiều viễn cảnh, nào là các bác sỹ sẽ hỏi nhiều câu hỏi tế nhị và hành động của bác sĩ sẽ ra sao? Rồi bạn lo ngại nếu gặp bác sĩ nam thì sao? Hoặc sợ bị bác sĩ quát mắng “làm sao mà bị bệnh này? Có quan hệ tình dục bừa bãi không?”..v..v.. rất nhiều viễn cảnh hãi hùng các bạn gái tự mường tượng ra.

Nhưng thực tế không “khủng khiếp” như bạn nghĩ: Bạn không việc gì phải ngại khi bác sĩ nam khám bệnh cho mình vì đấy là nghề nghiệp và chuyên môn của họ. Một ngày họ cũng khám cho rất nhiều những bệnh nhân là phụ nữ như bạn đấy thôi. Và nếu như không thể thấy thoải mái trước mặt các bác sĩ nam được thì bạn cũng có quyền đề nghị các bác sĩ nữ thăm khám cho mình. Hoặc tìm cho mình một vị bác sỹ nữ bạn cảm thấy tin tưởng.

Còn vấn đề to tiếng quát tháo hay mắng mỏ bệnh nhân thì tỷ lệ rất hiếm. Bởi lẽ, thời buổi kinh tế thị trường bất cứ bệnh viện phòng khám nào cũng đặt tiêu chí làm hài lòng bệnh nhân lên hàng đầu. Bạn cứ yên tâm rằng đến đó bạn sẽ được các bác sĩ khám bệnh rất nhiệt tình và chu đáo.

tu van benh phu khoa

Chủ quan

Một nhận thức hết sức sai lệch của các bạn gái: “Mình chưa có gia đình, chưa quan hệ tình dục bao giờ làm sao mắc bệnh phụ khoa được?” hay “bệnh này đâu có gì nghiêm trọng” khi mắc thì lại tự đi mua thuốc uống. Điều này càng làm bệnh của bạn ngày một nặng hơn.

 Các bạn gái từ tuổi hành kinh là đã có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa rồi. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra chứ không hẳn do quan hệ tình dục không lành mạnh. Khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đi khám ngay chứ không nên chần cừ dẫn tới hệ quả đáng tiếc.

Khai bệnh không chính xác

Xuất phát từ tâm lý e ngại, sợ bác sỹ nhiều bạn gái khám bệnh phụ khoa thường dấu bớt bệnh hay khai không đầy đủ các triệu chứng bệnh lí của mình. Điều này không ổn tí nào, chỉ làm cho quá trình điều trị của bạn kéo dài và gây khó khăn cho bác sỹ lẫn bản thân bạn.

Khi lựa chọn hãy tin tưởng và khai bệnh chính xác nhé bạn, bác sỹ giúp bạn chứ không có gì khiến bạn phải che giấu bệnh cả.

Một sự thật quan trọng: bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nói chung và đặc biệt sinh sản của người phụ nữ. Vì thế khi có dấu hiệu bất thường bạn hãy nhanh chóng tìm cho mình một cơ sở khám chữa bệnh uy tính, một bác sỹ đáng tin cậy để được thăm khám và mau được chữa lành.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bệnh phụ khoa, chúng tôi sẽ cho bạn những lời khuyên thiết thực nhất, đừng ngần ngại:

HÃY LIÊN HỆ NGAY CHO CHÚNG TÔI THEO NHỮNG CÁCH SAU ĐÂY

http://www.facebook.com/TuVanBenhPhuKhoa

http://bacsiquynh.com

http://phukhoa.edu.vn

EMAIL: tuvanbenhphukhoa@gmail.com

HOTLINE: 09380498610

CÙNG TÌM HIỂU DỊCH TIẾT ÂM ĐẠO LÀ GÌ

Dịch tiết của đường sinh dục hay còn gọi là khí hư, xuất hiện ở mọi giai đoạn của đời sống người phụ nữ, có khi sinh lý song phần lớn là triệu chứng bệnh lý, nhất là khi nhiễm trùng.

NHẮC LẠI VỀ SINH LÝ

Môi trường âm đạo thường là toan (pH = 3,8-4,6), nhằm bảo vệ các nhiễm trùng trừ nấm. Do vi trùng Doderlein tạo ra acid acetic từ glycogen ở lớp nông của biểu mô lát.

Khi có sự bong quá mức các tế bào âm đạo tạo nên dịch màu trắng đục, bao gồm các tế bào lớp nông của biểu mô, không có bạch cầu.

Niêm dịch ở tử cung nhầy, trong, tiết nhiều ở gần thời kỳ rụng trứng.

Những chất tiết sinh lý đó không gây ngứa, đau, rát âm hộ-âm đạo, không có mùi hôi, không có bạch cầu và không cần điều trị.

ĐẶC ĐIỂM VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC

Viêm đường sinh dục không phải hoàn toàn do vi trùng. Có 3 yếu tố quyết định: bộ phận sinh dục, vi trùng và các yếu tố lây nhiễm.

Bộ phận sinh dục.

– Đường sinh dục dưới: gồm âm hộ, âm đạo và phía ngoài cổ tử cung. Chúng liên quan mật thiết với da và hậu môn. Dịch tiết âm đạo chứa 108 – 1012 vi trùng, gồm Doderlein là chính, ngoải ra còn có các cầu trùng và trực trùng khác. Do vi trùng Doderlein tác dụng với glycogen ở lớp biểu mô bề mặt âm đạo tiết ra tạo thành acid lactic, làm cho pH dưới 5,5, không thuận lợi cho các vi trùng gây bệnh phát triển.

Ngoài ra niêm mạc âm đạo còn tiết ra một chất dịch dưới tác dụng của đám rối tĩnh mạch và bạch mạch, có tác dụng diệt trùng.

– Đường sinh dục trên: gồm buồng tử cung, vòi trứng, buồng trứng; phân cách với đường sinh dục dưới bởi buồng cổ tử cung, tiết ra niêm dịch có tác dụng diệt trùng bởi cơ chế hóa học và miễn dịch (niêm dịch có khả năng ức chế tụ cầu và liên cầu như nuôi cấy), vì thế đường sinh dục trên thường là vô trùng.

Vi trùng

Gồm 2 loại:

– Loại đặc hiệu: thường lây qua giao hợp, trừ vi trùng lao.

– Loại thường: hay gặp tại chỗ ở đường âm đạo.

Các yếu tố lây nhiễm

– Do người chồng: giang mai, lậu clamydia, trichomonas, nấm.

– Do thầy thuốc: các thăm khám hay thủ thuật sản khoa không vô trùng.

– Do người bệnh: vì cơ địa, vì ý thức phòng bệnh kém.

THĂM KHÁM MỘT BỆNH NHÂN CÓ KHÍ HƯ

Đầu tiên quan sát vùng âm hộ, tầng sinh môn, xem tình trạng da và niêm mạc (đỏ, phù nề), sự tiết dịch ở lỗ tuyến (Skene, Bartholin). Sau đó khám âm đạo, cổ tử cung xem có viêm, tiết dịch, lộ tuyến không bằng mỏ vịt (quan sát âm đạo và bằng tay xem tử cung và phần phụ có to, đau, di động hay không di động).

Sau đó phải soi và cấy khí hư để tìm nguyên nhân viêm nhiễm.

NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ NẤM MEN

Các loại nấm phổ biến nhất liên quan đến bệnh nấm âm đạo được gọi là candida albicans chiếm đến 92% của tất cả các trường hợp, phần còn lại do các loài khác của candida. Loại nấm này, có thể được tìm thấy ở khắp cơ thể và nhiều nhất ở những nơi ấm áp và ẩm ướt của cơ thể. Loại nấm này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe phụ khoa của chị em. Chúng ta cùng tim hiểu về loại nấm này.

Candida là một vi sinh vật tự nhiên trong âm đạo trong điều kiện bình thường nó bị vi khuẩn lactobacillus có lợi kìm hãm sự phát triển.

 Trong những điều kiện bất lợi như:

  •  Sự dụng kháng sinh làm giảm các vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng. nấm âm đạo có thể phát triển trong hoặc sau khi uống kháng sinh.
  •  Không kiểm soát được bệnh tiểu đường.
  •  Hệ thống miễn dịch yếu.
  •  Thụt rửa âm đạo.
  •  Thói quen ăn uống nghộp thông tinhèo nàn, bao gồm nhiều thực phẩm có đường.
  •  Thay đổi nội tiết tố:
    • chu kỳ kinh nguyệt.
    • thời kỳ mãn kinh.
    • Mang thai.
  •  Căng thẳng.
  •  Thiếu ngủ.

Làm cho nấm men phát triển quá mức gây ra các phiền toái cho người bệnh.

Những triệu chứng thường gặp:

  • Ngứa rất nhiều ở vùng âm đạo.
  • huyết trắng màu xám trắng giống như phô mai.
  •  Đau hoặc rát khi đi tiểu và quan hệ tình dục.

Nên làm gì khi nghi ngờ mình bị nhiễm nấm men?

Thông thường, nhiễm nấm âm đạo không nguy hiểm đến tính mạng. tuy nhiên khi bạn có những triệu chứng nghi ngờ mình mắc bệnh nấm men. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn để loại trừ các bệnh viêm nhiễm khác và cũng tránh trường hợp bệnh trở nặng.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm nấm, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa để bác sĩ tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định chính xác tình hình bệnh.

Bác sĩ Quỳnh

    P/S: Nếu bạn đang khao khát trở thành người phụ nữ “Khỏe để đẹp”?

Nếu bạn mong muốn làm chủ cuộc sống của mình?

Nếu bạn muốn sở hữu một gia đình hạnh phúc?

Nếu bạn muốn nâng cao chất lượng cuộc sống vợ chồng?

Mời bạn, nhấc máy và liên hệ ngay với bác sĩ tư vấn bênh phụ khoa theo số 0938.049.861 Bs Quỳnh. Từ 14h-16h.
Bác sĩ tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bs-Ths Nguyễn Thị Phương Quỳnh

www.PhuKhoa.edu.vn

www.BacSiQuynh.com

www.tuvanbenhphukhoaonline.wordpress.com

tuvanbenhphukhoa@gmail.com

NẤM ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ CÓ THAI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THAI NHI

Hi bạn,

Bình thường bạn bị nấm âm đạo thì cách điều trị cũng không có gì quá phức tạp. nhưng khi bạn có em bé mà lại mắc bênh thì cách điều trị cũng phải rất cẩn thận vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Bài viết này mình sẽ chia sẻ cách điều trị nấm âm đạo ở phụ nữ có thai nhi 1 cách an toàn cho mẹ và bé.

viem-nam-am-dao-khi-mang-thai

Tại sao khi mang thai lai dễ mắc bệnh nấm âm đạo?

Môi trường bên trong âm đạo của phụ nữ vốn đã có rất nhiều các loại nâm khác nhau lợi có hại có. Khi mang thai độ pH ở âm đạo của người phụ nữ có sự thay đổi, tăng progesterone và sự thay đổi nội tiết tố khá nhiều, lượng đường cao hơn,dịch âm đạo tiết ra từ cổ tử cung cũng nhiều hơn và một phần là hệ miễn dịch của phụ nữ có thai cũng yếu hơn đây là những yếu tố có lợi cho sự phát triển của nấm âm đạo.

Những Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của nấm âm đạo ở phụ nữ có thai.

–      Vùng âm đạo tấy đỏ,ngứa, đau và nóng rát.

–      Đi tiểu thường xuyên,xưng hoặc tấy ở phía ngoài âm đạo.

–      Có dịch màu trắng hoặc ngà chẩy ra từ âm đạo.

Khi có những biểu hiện như trên bạn cần đi khám để xác định rõ đó là bệnh gì có phải là nấm âm đạo hay không.

Phụ nữ có thai cần làm gì khi bị bệnh nấm âm đạo?

Bạn không tự ý dùng nước lá trà xanh hoặc nước lá trầu không để tự chữa trị vì điều này có thể làm tình trạng bệnh thêm xâu. Để chấm dứt tình trạng khó chịu này bạn cần phải dùng thuốcđiều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa.

Tuyệt đối không không tự mua thuốc theo lời mach bảo của ai đó hoặc dựa theo đơn thuốc của người khác sẽ rất nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Khiến cho việc điều trị không những không mang lại kết quả như mong muốn mà còn có thể ảnh hưởng sấu đến qúa trình phát triển cũng như sự an toàn cho thai nhi.

Bạn cũng nên loại bỏ suy nghĩ sai lâm rằng điều trị bệnh trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, bởi bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc gồm nhưng loại thuốc an toàn cho thai nhi.

Các loại thuốc để điều trị bệnh nấm âm đạo đa phần là thuốc đặt âm đạo nên cũng an toàn, nhiệm vụ của bạn là đặt thuốc đúng cách và đủ liều.

mẹ-và-bé

Khi đã điều trị khỏi cần phải đi xét nghiệm lại để kiểm tra chắc chắn đã khỏi hoàn toàn chưa, điều này là bắt buộc bạn nhé.

Bị nấm âm đạo có lây bệnh cho em bé khi sinh hay không?

Viêm âm đạo do nấm khi mang thai không những khiến thai phụ dễ sinh non mà còn có thể lây sang cho bé khi mới sinh. Do bị ảnh hưởng của mẹ khi đi qua âm đạo nên bé sinh ra có thể mắc các bệnh như: Viêm mắt, viêm da, viêm hô hấp…do tiếp xúc với nấm. với bé gái có thể lây nhiễm nâm âm đạo như mẹ, vì bé mới sinh nên không thể dùng các loại thuốc của người lớn được điều này rất nguy hiểm cho bé.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm nấm vùng kín, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa để bác sĩ tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định chính xác tình hình bệnh.

P/S:

       Nếu bạn đang khao khát trỏ thành người phụ nữ khỏe để đẹp?

       Nếu bạn mong muốn làm chủ cuộc sống của mình?

       Nếu bạn muốn sở hữu một gia đình hạnh phúc?

       Nếu bạn muốn nâng cao chất lượng cuộc sống vợ chồng?

Bác sĩ Quỳnh

Nhấc máy và liên hệ ngay với bác sĩ tư vấn bênh phụ khoa theo số 0938.049.861

Bs Quỳnh. 

Bác sĩ tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn nhé.

Cho sức khỏe và hạnh phúc.

Bs-Ths Nguyễn Thị Phương Quỳnh

TÌNH TRẠNG NGỨA VÙNG KÍN TỒI TỆ HƠN LÚC CHƯA ĐẶT THUỐC

Chào bác sĩ,

Tôi đi khám phụ khoa , bác sĩ chỉ định nhiễm nấm âm đạo ( bị ngứa và huyết trắng như bột). Có soi tươi. Và cho thuốc :

1/ Đặt thuốc gyno – pevaryl depot : 2 viên ( sáng 1 viên, tối 1 viên)—> (đặt thuốc có 1 ngày)

2/ Thuốc uống spobet 100 mg ( 6 viên – 2 viên / ngày), uống trong vòng 3 ngày

3/ Thuốc rửa phytogyno

Hẹn 2 tuần mới tái khám.

Tôi đặt thuốc ( và có uống thuốc) thấy không thuyên giảm mà  càng ngứa nhiều hơn và ra nhiều bợn trắng . Có phải thuốc này không phù hợp?

Hiện tại , tôi luôn cảm giác ngứa nhất là sau khi đi vệ sinh , dù đã sử dụng thuốc rửa và lau chùi khô ráo.

Tình trạng tồi tệ hơn lúc chưa đặt thuốc.

Tôi có thể sử dụng kem Nizoral hay Canesten bôi thêm cho bớt ngứa không?

Bác sĩ có phòng mạch riêng ? Tôi muốn làm xét nghiệm, khám bệnh lại.

Xin hỏi bác sĩ viện Pasteur có xét nghiệm phụ khoa k?

Chân thành cám ơn bác sĩ!

 45386_194905090676462_1244088355_n

Chào bạn,

Bác sĩ đã điều trị nấm cho bạn, tất cả đều để trị nấm. Không biết bạn điều trị được mấy ngày rồi.

Thuốc uống thì tác dụng toàn thân, còn thuốc đặt âm đạo thì tác dụng tại chổ tốt hơn tuy nhiên đặt hơi ngắn ngày. Vấn đề ngứa sẽ do 2 lý do: một là nấm âm hộ, thứ 2 là do phản ứng viêm gây ngứa. Nếu nấm âm hộ thì sẽ cần 1 thuốc bôi ngoài.

Việc điều trị dù hết hay không vẫn cần thiết xét nghiệm ngay sau điều trị, nếu còn nấm sẽ cần thêm một đợt điều trị hay quyết định điều trị còn kèm theo 1 số lý do khác.

Viện Pasteur ngay chổ bác sĩ làm sẽ có xét nghiệm nấm cho bạn. Bạn có thể đến xét nghiệm. Nếu bạn muốn bác sĩ khám và lấy dịch xét nghiệm bạn cần điện thoại cho bác sĩ để hẹn trước.

Phòng mạch của bác sĩ hiện tại chưa hoàn thiện.

Chúc bạn vui khỏe.

Bs Quỳnh

HUYẾT TRẮNG DẠNG SƠI CÓ MÀU ĐEN NÂU

Con chào Bác sĩ,

Cho con hỏi:” giữa 2 kỳ kinh nguyệt thì con ra chất dịch giống như khí hư dạng sợi mà màu đen nâu thỉnh thoảng có lẫn máu tươi, ra ít, chỉ dính quần nhỏ ít thui, nhưng con bị 5 tháng rồi,mỗi lần bị là 5 tới 6 ngày mới hết, con chưa có quan hệ lần nào hết, con cũng đã đi khám nhưng vì còn là con gái nên Bác Sĩ không khám mà chỉ tư vấn cho con bảo là không sao, nhưng con rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau nay, mong Bác Sỉ tư vấn cho con với,con hoang mang lắm”. Thêm nữa là cơ thể con rất bình thường, ở vùng kín cũng bình thường ko ngứa ngáy hay khó chịu gì cả.

Con cảm ơn!

45386_194905090676462_1244088355_n

Hi bạn,

Như bạn mô tả thì bạn bị xuất huyết giữa kỳ kinh.

Có nhiều nguyên nhân chảy máu (ra huyết) được chưa thành 2 nhóm nguyên nhân:

Tổn thương thực thể :

Viêm nhiễm: viêm cổ tử cung…

Poly tử cung bị viêm;

U xơ tử cung;

Lạc nội mạc tử cung;

U nang buồng trứng do u làm thay đổi nội tiết tố làm xuât huyết.

Các nguyên nhân ít nghĩ đến cho bạn do của bạn bị khá đều trong 5 tháng và kinh nguyệt mỗi tháng vẫn tốt, nhưng không loại trừ được.

Nguyên nhân chảy máu cơ năng nghĩa là không có tổn thương thực thể mà do các rối loạn hay sự tiết nội tiết tố không đều hay cơ thể.nhạy cảm với oestrogen (nội tiết do buồng trứng tiết ra).

Ra máu giữa kỳ kinh trong thời kỳ rụng trứng, thường chảy máu lượng ít, có thể từ 1-4 ngày hoặc hơn, do lượng oestrogen giảm xuống thấp sau rụng trứng và progesterone tăng lên gây ra hiện tượng chảy máu này.

Đây là trường hợp BS nghĩ đến nhiều nhất đối với bạn.

Nếu máu ra ít thì không cần uống thuốc nếu ra nhiều thì bạn cần đi khám và xét nghiệm trước khi điều trị.

BS Nguyễn Thị Phương Quỳnh. http://www.bacsiquynh.com

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT KHI KHÁM PHỤ KHOA

Hi ban,

Các bạn thân mến khi chúng ta bị bệnh, để dẫn đến một bệnh biểu hiện thành triệu chứng thì nguyên nhân gây bệnh không chỉ có một, chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng phụ khoa thì tất cả việc gây ra cớ sự không chỉ do vi trùng gây bệnh.

Đối với một bệnh cụ thể đây tôi muốn đề cập đến là viêm nhiễm đường sinh dục có 3 yếu tố phải kể đến sau đây:

Thư 1: Là bản thân người bệnh mà ngôn từ chuyên môn gọi là cơ địa. Hệ thống tự bảo vệ của cơ thể chúng ta đã bị yếu đi do chính chúng ta không biết chăm sóc cơ thể, có thể do chế độ làm việc-ăn uống- nghĩ ngơi- tập thể dục không hợp lý hay do sự bất thường mà chúng ta mắc phải từ lúc sinh ra hoặc trong quá trình lớn lên.

Thứ 2: Là tác nhân gây nhiễm trùng, có rất nhiều nguyên nhân như:

–       Nấm

–       Viêm âm đạo do tạp khuẩn

–       Trichomonas một ký sinh trùng gây rất nhiều huyết trắng và ngứa

–       Viêm tử cung âm đạo do vi trùng như Lậu, Staphylococcus aureus, Haemophilus, Chlamydia, Mycoplasma.

Cuối cùng: là yếu tố khởi phát sự nhiễm trùng, có nhiều yếu tố liên quan như sự vệ sinh không thích đáng, quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc quan hệ có nhiều yếu tố nguy cơ, mặc quần áo quá chặc, thụt rửa âm đạo, việc sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Với tất cả lý do trên, trước một bệnh nhân tôi luôn phải tìm được tất cả những yếu tố góp phần vào việc khởi phát bệnh thì mới hi vọng có thể điều trị dứt điểm cho bệnh nhân.

Làm sao tôi có thể chẩn đoán các tác nhân nhiễm trùng cho bạn?

Khi đặt mỏ vịt khám phụ khoa, làm lộ rõ âm đạo,cổ tử cung. Nếu có tổn thương như u hạt, u sùi, loét, huyết trắng từ âm đạo hay cổ tử cung, hiện tượng chảy máu, hay các tổn thương nghi ngờ ung thu gây chảy máu đều có thể biểu hiện ra.

Tiến hành soi tươi trực tiếp và tiêu bản nhuộm gram của phết âm đạo hay niệu đạo ( giành cho giới nam) ,Qua phết soi tươi có thể phát hiện nhiễm trùng roi (do Trichomonas), Viêm phụ khoa do Nấm.

Phết soi tươi cũng có thể cho ta biết tình trạng viêm nhiễm phụ khoa qua sự hiện diện của tế bào bạch cầu, sự tổn thương nếu có hồng cầu.

Đánh giá tế bào biểu mô âm đạo hay niệu đạo : Phụ thuộc tình trạng viêm nhiễm.
Đánh giá pH dịch âm đạo điều kiện bình thường thì dịch âm đạo có pH < 4,5 nhưng khi bị viêm nhiễm do tạp khuẩn pH > 4,5. Test sniff để chẩn đoán viêm âm đạo do tạp khuẩn.

TIÊU BẢN NHUỘM GRAM giúp định hướng các nguyên nhân gây bệnh như sau:
– Viêm phụ khoa do Lậu cầu khuẩn: cho hình ảnh song cầu gram âm nội bào (trong tế bào bạch cầu) và ngoại bào.
– Viêm nhiễm phụ khoa do Tạp khuẩn: Hiện diện nhiều vi khuẩn khác lấn át các Lactobacillus(vi khuẩn có lợi), có sự hiện diện của clue-cell.
 – Viêm nhiễm Phụ Khoa do Nấm : hình ảnh nấm men, nấm mọc chồi và sợi tơ nấm.
– Viêm nhiễm phụ khoa do Haemophilus ducreyi
– Đánh giá hệ vi sinh vật tại âm đạo.
– Định hướng một số tác nhân khác như cầu khuẩn, trực khuẩn.

CẤY DỊCH ÂM ĐẠO – NIỆU ĐẠO

Các nhiễm trùng do lậu, do Haemophilus, do Staphylococcus hay sự hiện diện của các vi khuẩn gây mất cân bằng sẽ cho kết quả đúng nhất khi trên phết soi tươi không thấy đó là vi trùng được cấy lên trên môi trường dinh dưỡng. Kết quả cấy sẽ định hướng điều trị cho bác sĩ. Tôi không thể điều trị khi một bệnh nhân không được xét nghiệm vì việc điều trị bằng thuốc kháng sinh bao vây, mơ hồ luôn trái với y đức.

Một số tác nhân gây đau rát khó chịu nhưng dù có cấy dịch vẫn không phát hiện ra, đó là các vi trùng khó nuôi cấy.Đa số nhóm vi trùng này nằm trong nhóm lây qua đường sinh dục, gây vô sinh nơi nữ giới do viêm buồng trứng, gây triệu chứng dai dẳng như tiểu nóng rát nơi nam giới.

Đó là Chlamydia. Mycoplasma, Ureplasma, các tác nhân này chỉ có thể phát hiện bằng những xét nghiệm chuyên biệt, có tính chuyên môn cao. Khám phụ khoa, ngoài các thao tác trên, việc thăm khám bên trong bằng tay giúp tôi đánh gía vị trí tử cung, tính di động của tử cung, phát hiện các khối u bất thường vùng chậu nhu u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

Thăm khám hậu môn trực tràng cũng là một hành động rất cần thiết, khi tôi thăm khám sẽ giúp đánh giá các phần phụ qua ngã hậu môn đối với các phần phụ, tính di động giữa đường trực tràng và các phần đó, đồng thời giúp đánh gía các bệnh đường ruột như trĩ, u đường ruột và phì đại tiền liệt tuyến đối với nam giới.

BsNguyễn Thị Phương Quỳnh      http://www.phukhoa.edu.vn

HUYẾT TRẮNG SINH LÝ LÀ GÌ?

Hi Bạn,

Huyết trắng là hiện tượng chảy dịch không lẫn máu có nguồn gốc từ bộ máy sinh dục như cổ tử cung, âm đạo, tuyến âm hộ. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đi khám phụ khoa nhưng do tính không quá cấp thiết nên đây vẫn là một tình trạng không được quan tấm đúng mưc.

Huyết trắng có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của con người: như ở bé gái nhỏ, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mãn kinh.

Ảnh

BS lâm sàng cần phải nghĩ đến một chuẩn đoán và nguyên nhân gây bệnh trước một trường hợp có huyết trắng; Trên thực tế, các BS ngày nay khi điều trị một bệnh nhân huyết trắng thường không quá quan tâm đến nguyên cụ thể là gì.

Nhưng đối với tôi, phương châm để điều trị bệnh nhân một cách triệt để, cụ thể tôi luôn có 3 câu hỏi cần được trả lời :

  • Huyết trắng có nguồn gốc từ nhiễm trùng hay không?

  • Tác nhân gây ra nhiễm trùng là gìở bệnh nhân này?

  • Đâu là yếu tố tạo nên sự nhiễm trùng này ở bệnh nhân của mình ?

Trước tiên cần nhận biết một trường hợp là dịch tiết sinh lý và đây cũng là nội dung mà tôi đề cặp trong bài viết này.

Hiện tượng tiết dịch từ âm đạo:

       Niêm mạc âm đạo có một giai đoạn ẩm ướt, tế bào tích trữ nước và những chất(thành phần) có nguồn gốc trong huyết tương, pH âm đạo từ 3,8-4,6 đây là một hàng rào sinh lý chống lại sự nhiễm trùng của âm đạo ngoại trừ nấm.

       pH âm đạo được tạo ra từ đâu: đây là sự chuyển hóa glycogen được tích luỹ trong tế bào niêm mạc thành acid lactic của vi trùng lactobacillus hay còn có tên vi khuẩn Doderlen. Sự tích lũy glycogen lại phụ thuộc vào estrogen.

       Huyết trắng sinh lý này là do sự bong tróc các tế bào niêm mạc âm đạo, dịch có thể có màu trắng hơi đục có thể ít hoặc nhiều nhưng không có sự hiện diện của bạch cầu.

Sự tiết dịch từ các tuyến cổ tử cung:

Ảnh

       Sự tiết dịch từ tế bào biểu mô lát tầng của cổ tử cung, dịch này là trong suốt tương tự như lòng trắng trứng gà kết tinh dạng lá dương sỉ. Dịch tiết nhiều từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 15 của chu kỳ kinh nguyệt và rất nhiều trong giai đoạn rụng trứng.

       Tất cả các dịch tiết sinh lý này sẽ không gây ra những rối loạn chức năng gì nơi nữ giới : không kích thích không gây ngứa, không gây đau khi quan hệ tình dục. Dịch này không gây mùi khó chịu, khi xét nghiệm không thấy có bạch cầu và không nhất thiết phải điều trị.

BS Nguyễn Thị Phương Quỳnh     http://www.phukhoa.edu.vn

ĐAU BỤNG RONG HUYẾT NHIỀU CÓ PHẢI BỊ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG?

Lạc nội mạc tử cung là gì, có phải là một bệnh phụ khoa hay không?

Là hiện tượng nội mạc tử cung hiện diện ở ngoài vị trí niêm mạc tử cung.

Ảnh

Khoảng 1-2% phụ nữ có hiện tượng trên. Qua mổ thăm dò, các tác giả Âu-Mỹ thấy 15% trường hợp có lạc nội mạc tử cung trong ổ bụng  và 15-20% các tử cung cắt bỏ có lạc nội mạc trong lớp cơ.

Đây là một bệnh lý phụ khoa, thường gặp ở phụ nữ sau 35 tuổi, sinh để nhiều lần.

Đây cũng là nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh, gây vô kinh thứ phát, gây đau khi quan hệ, rong huyết. Các biểu hiện trên thường làm cho phụ nữ phải đi khám phụ khoa và được chẩn đoán “ Lạc nội mạc tử cung”.

Nội mạc tử cung thường nằm lạc chổ ở đâu?

Ảnh

Ở trong lớp cơ tử cung thường được mô tả nhất: Do nội mạc xâm nhập ăn sâu dần vào lớp cơ của thành dạ con. Thường xâm nhập rất  sâu vào lớp cơ.

Nguyên nhân là do sang chấn khi đẻ như các thao tác của bác sĩ kiểm tra lòng tử cung, nạo buồng tử cung, dễ tạo nên các ngách mà qua các ngách này nội mạc tử cung sẽ len lỏi vào và  xuyên đến lớp cơ.

Nội mạc cũng có ở các vị trí khác:

– Gặp ở trong tiểu khung, ổ bụng, âm đạo, tầng sinh môn.

– Khi mảnh nội mạc bong ra do kinh nguyệt không được tống ra ngoài hoàn toàn, chúng lưu lại trên đường đi, sau đó phát triển và bám dính lại vị trí đó.

– Các tổ chức có nguồn gốc ở phúc mạc có thể dị sản thành tế bào nội mạc , do chịu tác động kích thích (từ nội mạc, nội tiết hay nhiễm trùng).

– Do giảm miễn dịch, kinh nguyệt ngược chiều qua vòi trứng vào ổ bụng gây lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, vòi trứng, cùng đồ sau, dây chằng tử cung – cùng, thành ruột.

Nội mạc bị lạc sẽ tiến triển ra sao?

Những lạc nội mạc tử cung có xu hướng to lên, những lạc nội mạc tử cung ở lớp cơ khi to lên làm cơ tử cung co bóp kém, dẫn đến rong kinh. Ở trong ổ bụng có thể vỡ gây chảy máu.

Từ 30-50% bệnh nhân lạc nội mạc tử cung bị vô sinh do:

– Khó hứng trứng rụng từ buồng trứng.

– Di chuyển trứng trong vòi khó khăn.

– Vòi trứng bị hẹp lại.

– Rối loạn rụng trứng (17%) vì các lý do: loạn dưỡng buồng trứng (18%) hoặc các nang noãn hoảng thể hoá song không rụng trứng.

Có thể tự khỏi trong 2 trường hợp sau:

– Khi có thai một nội tiết tố có tên progestin được tiết ra rất nhiều, chat này tác động lên nội mạc tử cung làm cho chúng không phát triển và teo đi.

– Mãn kinh:  Sự thiếu vắng của hormone sinh dục làm teo khô niêm mạc thuộc hệ thống đường sinh dục nên những nội mạc nằm lạc chổ cũng teo đi.

Bạn cần phải làm gì trong trường hợp này?

Việc đi khám là cần thiết khi bạn bạ các rối loạn mà không rõ nguyên nhân.

Khi khám lâm sàng bác sĩ phụ khoa có thể ghi nhận những điều sau :

Khám tử cung thường to, cứng, xơ hoá, di động ít.

Tử cung đổ sau, có những nhân to ở cùng đồ sau, nhất là ở dây chằng tử cung – cùng, nắn đau. Phần phụ nắn đau hay buồng trứng to.

Chụp tử cung có hình ngách vào lớp cơ, đầu cuối phình to hình chuỳ.

Siêu âm thấy có khối ở phần phụ hay nang nhỏ (dưới 2cm) ở buồng trứng, không có vách nang ở trong. Chọc dò có thể xác định chẩn đoán.

Chụp tử cung – vòi trứng sẽ thấy có ngách ở tử cung – vòi trứng, giãn từng chổ, tử cung đổ sau (dù cố kéo thẳng), có sự lệch trục giữa cổ tử cung và tử cung (hình lưỡi lê), tắc và giãn vòi trứng, có ứ đọng thuốc cản quang buồng trứng (do dính quang buồng trứng).

Soi ổ bụng thấy nhân lạc nội mạc tử cung màu tím ở phúc mạc, buồng trứng, đường tiêu hoá.

Điều trị bệnh lý phụ khoa này như thê nào?

Điều trị bằng thuốc : sử dụng thuốc là các thuốc có tác dụng giống progestin hoặc thuốc ức chế các hormone sinh dục để làm teo đi các nội mạc lạc chỗ. Tuy nhiên những phản ứng phụ thường khó chịu như  là tăng cân, mọc lông, rối loạn mạch, nổi mụn, khô âm đạo…

Điều trị ngoại khoa: Chỉ áp dụng khi bị ở mức độ nặng và điều trị nội khoa không đáp ứng.

Với lạc nội mạc tử cung ở tử cung thì phải cắt tử cung hoàn toàn.

Với lạc nội mạc tử cung ở hai phần phụ: cần cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung, cố gắng bảo tồn khả năng sinh sản. Trong trường hợp đã có con, có thể cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ.

BS Nguyễn Thị Phương Quỳnh http://www.PhuKhoa.edu.vn

CHỮA BỆNH BẰNG CÂY RAU NGÓT

Hi bạn,

Cây rau ngót hay còn gọi là bồ ngót, bù ngót có nhiều công dụng trong y học đã được sử dụng từ lâu, bên Trung Hoa cây Rau ngót của chúng ta lại có một cái tên rất là kỳ diệu “ Hắc diện thần”.

Phân loại theo khoa học, cây Rau ngót thuộc họ thầu dầu và tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, gynus là hàm ý có cây thuốc có liên quan đến các bệnh phụ khoa.

Mô tả về cây:

Cây nhỏ, nhẵn có thể cao đến 1,5-2m, có nhiều cành mọc thẳng. Vì người ta hái lá luôn nên thường chỉ thấp từ 0,9m-1m.

Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt.

Lá mọc so le, dài 4-6cm, rộng 15-30mm, cuống rất ngắn 1-2mm có 2 lá kèm nhỏ.

Hoa đực mọc ở kẻ lá thành xim đơn, hoa cái ở trên.

Ảnh

Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt nam, để lấy lá nấu canh.

Khi làm thuốc thường chọn những cây đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về sử dụng ngay.

Các thành phần hóa học của cây:

Hoạt chất làm thuốc vẫn còn đang được nguyên cứu, tuy nhiên cây rau ngót rất nhiều chất bổ dưỡng.

Trong rau ngót có 5,3%protit; 3,4 %gluxit;  2,4 % tro chủ yếu là canxi (169 mg%), photpho (64,5 mg%), Vitamin C (185 mg%). Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nguồn Vitamin C trong rau ngót cũng rất dồi dào được biết đến như một thực phẩm bổ sung vitamin C (còn nhiều hơn so với cam).

Rau ngót rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể: Trong 100 g rau ngót có 0,16g lysine; 0,13g metionin; 0,05g trythophan; 0,25g pheny-alanin; 0,34 treonin; 0,17g valin; 0,24g leucin và 0,17g izoleuxin. Do nhiều chất bổ trên, hiện nay, lá rau ngót đã được đưa vào thành phần dược liệu để tạo nguồn sữa cho người mẹ mới sinh. Trong thực tế, lá rau ngót chiết xuất đã được sử dụng như là một thành phần củng cố trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú.

Công dụng và cách dùng:

Rau ngót có nhiều công dụng nhưng có 2 công dụng được nhắc đến từ lâu.

Chữa tưa lưỡi

Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng. Sau 2 ngày là bệnh sẽ thuyên giảm rất nhiều.

Chữa sót rau thai

Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra. Ngoài ra rau ngót tính mát lạnh vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.

BS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUỲNH  www.phukhoa.edu.vn